Tương lai nào cho thị trường chứng khoán khi Tổng thống Joe Biden từ bỏ quyền bầu cử?

Báo chí đưa tin rằng ông Joe Biden tuyên bố sẽ không tái tranh cử và thay vào đó là ông Kamala Harris sẽ kế nhiệm trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới đây. Sự việc này được xem là điều không ai dự đoán được trong năm bầu cử Tổng thống này, đặc biệt là sau vụ ám sát bất thành của cựu Tổng thống Donald Trump. Vậy thì điều này có gì đáng nói, và tác động đến chứng khoán như thế nào?

Trump có thể tái đắc cử, đặc biệt là sau khi bị ám sát hụt

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc ông Trump sẽ tái đắc cử trong năm nay, thể hiện rõ nhất sau khi ông bị ám sát hụt. Donald Trump bị bắn trúng đầu ở Pennsylvania (bang có giáo dục hàng top) và tỷ lệ Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 tăng lên mức kỷ lục 68% sau vụ ám sát.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Việc ông Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống vào ngày 21/7 đã để lại hai thảo luận trái chiều khi: áp lực tài chính và lạm phát của Mỹ sẽ gia tăng nếu ông Trump tái đắc cử, trong khi ý kiến khác cho rằng thị trường có thể được hưởng lợi từ nguy cơ Chính phủ bị chia rẽ ngày càng tăng dưới thời chính quyền kế tiếp. 

Điều này đến từ chính sách của ông Trump sau khi tái đắc cử

Chính sách của ông Trump sau khi tái đắc cử là gia tăng thuế quan với 10% cho toàn bộ hàng hoá nhập khẩu và mức thuế 60% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này tạo nên chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã nguy rồi còn nguy hơn, dẫn đến tiêu cực cho thị trường chứng khoán nói chung. 

Khả năng thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ càng thêm trầm trọng nếu ông Trump trúng cử bởi ông đẩy mạnh chi tiêu công, và điều này khiến FED khó mà giảm lãi suất theo lộ trình như kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, trong  quá khứ, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trong năm 2018 – 2019 đã để lại cả tiêu cực lẫn tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Hai mặt đấy là gì?

Cùng nhìn thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn 2018-2019. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 22/3, làm chỉ số lao đao từ 1200 về 800, kéo dài một quý. Thị trường sau đó đi ngang với biên độ lớn cho đến hết năm 2019. Tuy nhiên, sự phân hoá về nhóm ngành lại rất rõ.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Việt Nam là quốc gia phụ thuộc vào xuất nhập khẩu, Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Những hàng hóa Trung Quốc khi đó dư thừa và buộc họ phải tiêu  thụ hàng hóa nội địa nhiều hơn, dẫn đến việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khó khăn hơn. Minh chứng là khi kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ – Trung Quốc giảm mạnh thì kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ – Việt Nam cũng tăng mạnh.Mặt khác, top các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng mạnh trong năm 2019: Đồ điện tử thiết bị âm thanh, lò phản ứng hạt nhân, lò hơi máy móc; nội thất; giày dép dệt may; cao su; nhựa; sắt thép… (nguồn Vneconomy).

Có thể là hình ảnh về văn bản

Ngoài ra, FDI cũng đã lưu chuyển vào Việt Nam sau khi rút khỏi Trung Quốc kể từ năm 2019. Cổ phiếu Nam Tân Uyên (NTC) năm 2018 được hưởng lợi từ làn sóng FDI. Thời điểm đó, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang khiến dòng vốn FDI có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam – được xem là lựa chọn tối ưu bởi quốc gia này có tình hình chính trị ổn định. Điều này mang đến cơ hội cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp. NTC là một doanh nghiệp (DN) thuộc nhóm ngành KCN, doanh thu năm 2018 của DN này là 532,3 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với năm ngoái. Qua 1 năm kể từ tháng 7 năm 2018, giá cổ phiếu của DN này tăng khoảng 2.5 lần (từ 23.000 đồng đến 83.000 đồng).

Kết luận

Ông Biden “từ bỏ cuộc chơi” làm gia tăng kỳ vọng ông Trump thắng cử. Và nếu ông Trunp thắng, sẽ có một chiến tranh thương mại 2018-2019 thứ hai xảy ra. Tuy nhiên, với chính sách ngoại giao  cây tre của Việt Nam, điều này sẽ có lợi với nhóm FDI và xuất khẩu sang Mỹ, trong khi đó lại tiêu cực lên nhóm nhập khẩu từ Trung. Và diễn biến thị trường sắp tới cần bám sát với lộ trình tranh cử tại Mỹ.

 

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X