Tăng trưởng kinh tế Q2/2024 đạt mục tiêu thì còn gì đáng lo ngại?
Tình hình kinh tế Việt Nam Q2/2024
Tăng trưởng GDP của Việt Nam có sự tích cực theo xu hướng kinh tế thế giới phục hồi khi tiếp tục khởi sắc ở mức tăng 6.42% (Quý 2 tăng 6,93%), tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng 6.5% đề ra trong năm 2024. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP có tính chu kỳ bởi khi vượt mục tiêu thì buộc phải có những chính sách tài khoá thắt chặt để giải quyết các vấn đề như lạm phát.
Tính đến Q2/2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt mục tiêu đề ra là 6.5%, tăng trưởng đạt 6.93%. Tuy nhiên tăng trưởng GDP có tính chu kỳ nên khi vượt GDP, kinh tế sẽ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế như lạm phát và buộc phải tác động chính sách thắt chặt, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, với quy mô giảm, giãn thuế, phí lên tới gần 900 nghìn tỷ đồng để kích cầu nền kinh tế.
Khả năng cao chính sách tài khóa nghịch chu kỳ sẽ được áp dụng trong thời gian tới
Chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được hiểu là chính sách tài khóa được chính phủ các nước thực hiện thắt chặt (giảm chi tiêu, tăng thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ thuận lợi, và thực hiện mở rộng (tăng chi tiêu, giảm thuế) khi nền kinh tế ở thời kỳ khó khăn.
Chú thích: G: chi tiêu của Chính phủ; T: thuế
Do đó, với tỉnh hình kinh tế hiện tại khi GDP tăng trưởng vượt mục tiêu, việc thắt chặt chính sách tài khóa được thực hiện để đảm bảo an toàn tài chính công. Theo Bộ Tài chính cho biết: “đã đến lúc phải thôi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và cần thắt chặt điều hành chính sách tài khóa kể từ năm 2025 nhằm tăng nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Về lâu dài, cần các giải pháp căn cơ hơn hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.”
Việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước là một vấn đề nên được lưu tâm, đặc biệt là trong bối cảnh đợt tăng lương kỷ lục vừa diễn ra. Điều này sẽ càng tạo thêm áp lực lên CP trong thời gian tới.
Kinh phí cải cách tiền lương và thực tế thực hiện được (Nguồn: afacapital)
Ngoài ra, những áp lực khác lên ngân sách đang gia tăng có thể kể đến như:
- Căng thẳng địa chính trị
- Giá hàng hoá neo cao
- Áp lực tỉ giá, giá điện, lương
- Vay nợ chính phủ cao và chi thường xuyên tăng (đến từ việc trả nợ hậu COVID19)
⇒ Thực hiện chính sách thắt chặt sẽ có tác động tâm lý tiêu cực đến thị trường chứng khoán nói riêng trong một thời gian, bởi chi tiêu công thì giảm mà chi phí vốn lại tăng, kể từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Về dài hạn, khi CP kiểm soát được cán cân lạm phát và duy trì tăng trưởng GDP, điều này mang tâm lý tích cực hơn.