CÂU CHUYỆN MWG TỪ BÁCH HÓA XANH

Chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh (BHX) là câu chuyện mà các NĐT quan tâm khi nhắc đến công ty Thế Giới Di Động (MWG). Gần đây, MWG đã tung kết quả kinh doanh quý 2, nổi bật là chuỗi BHX chỉ rút gọn lỗ lũy kế là hơn 98 tỷ đồng tỷ đồng. Vậy thì, câu chuyện MWG từ Bách hóa xanh là gì và vì sao BHX lại thu hút đến vậy thì cùng tìm hiểu ở bài viết này

Tình hình kinh doanh của MWG

Nói về công ty mẹ, MWG đem về hơn 34.1 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần (+16% svck) trong Q2/2024, lũy kế 6 tháng đầu đạt 65.6 ngàn tỷ đồng và thực hiện được 52% kế hoạch. Sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thông qua việc đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành hàng như điện thoại và tivi, đặc biệt là nhờ vào các sự kiện thể thao. Bên cạnh đó, kênh bán hàng trực tuyến cũng đóng góp đáng kể, chiếm 13% tổng doanh thu.

BHX chiếm 29,7% trong cơ cấu doanh thu của MWG. Đáng chú ý là LNST của BHX đã gỡ lỗ hơn 1100 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tính chung cả 8 năm qua, lỗ gộp của chuỗi này đạt trên 8.700 tỷ đồng. Nếu so lũy kế 6 tháng đầu năm, BHX mang về cho MWG 19.4 ngàn tỷ đồng doanh thu (+42% svck). Nổi bật là doanh thu đạt 3,6 ngàn tỷ đồng, tăng gần 5% so với tháng liền trước, trong đó 2 ngành hàng là tươi sống và FMCGs tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho chuỗi. Doanh thu bình quân trong tháng 6 là 2,1 tỷ đồng/cửa hàng. 

CÂU CHUYỆN MWG TỪ BÁCH HÓA XANH

Kỳ vọng đầu tiên chính là BHX hòa vốn, và tín hiệu có lời chính là sự tích cực đầu tiên. Hiện số lượng chuỗi BHX đang hoạt động là 1.701 cửa hàng, ước tính số tiền bình quân mỗi tháng mà BHX cần kiếm được để gỡ lỗ là 53 triệu đồng/tháng/cửa hàng (dựa trên tổng lỗ gộp của chuỗi này đạt trên 8.700 tỷ đồng), thì việc gỡ lỗ sẽ khả quan hơn khi mỗi tháng làm việc đều đặn với mốc doanh thu 2.1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng và duy trì trong gần 3 tháng nữa. Điều này củng cố quan điểm của chủ tịch MWG khi khẳng định BHX sẽ có lãi trong năm nay và có thể “mang tiền về cho mẹ”.

Lợi nhuận sau thuế của bách hóa xanh qua các năm

 

Ngoài ra, BHX cũng được nhiều lần MWG thoái vốn và định giá lại đối với các bên. Tính tới thời điểm hiện tại, CDH Investments đã hoàn tất khoản đầu tư mua cổ phần thiểu số Công ty Đầu tư BHX, với tỷ lệ sở hữu BHX là 5%. Ban đầu, MWG có ý định bán 20% cổ phần BHX nhưng sau đó rút gọn với lý do “ăn nên làm ra”. Có những đợt BHX từng được đưa tin định giá tới 1.5 – 1.7 tỷ USD nhưng được chính chủ đính chính, và kể từ đó đến bây giờ, giá trị của BHX vẫn là một ẩn số. Nhưng có thể thấy, MWG đang có thêm nhiều tham vọng đối với cửa hàng này.

Có một giả thuyết được đặt ra đối với trường hợp thoái vốn BHX là “bán cổ phần cho người quen”. Theo đó, ông Thomas Lanyi được xem là cầu nối cho giả thuyết này khi ông hiện đang là Thành viên HĐQT không điều hành tại MWG, đồng thời là Tổng giám đốc của CDH tại khu vực Đông Nam Á.

BHX có thể được xem là 1 case study điển hình về giáo dục thị trường, tương tự như grab trước đây. Grab đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thay đổi hành vi đặt xe công nghệ thay vì sử dụng dịch vụ xe ôm truyền thống, trở thành thương hiệu “xe công nghệ” nổi tiếng nhất hiện tại. Cũng giống như grab, BHX cũng thực hiện hành vi đi chợ của người dùng khi họ có thể mua nhiều món hàng tại 1 nơi, giá cả cố định như siêu thị nhưng lại không phải đi quá xa khi có lượng lớn BHX đã phủ sóng trên toàn quốc, và có thể sẽ có kế hoạch sẽ gia tăng số lượng cửa hàng này nếu cần thiết.

Tóm lại, sức hút của BHX sẽ khiến MWG có thêm nhiều lợi nhuận, kỳ vọng đưa giá cổ phiếu về đúng với giá trị tương xứng với MWG. Về phía BHX, triển vọng của chuỗi cửa hàng này đến từ việc có thể hòa vốn và có lời,” tự lực cánh sinh” được và dần trở thành top thị phần bán lẻ giữa cơn sóng người dân bắt đầu có nhiều chi tiêu hơn trong mảng ngành hảng tươi sống và FMCGs.

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X