Chống phá giá thép thì sao?

“Áp thuế chống bán phá giá” là cụm từ thường được nhắc tới đối với nhóm thép và đang có khá nhiều thông tin được đưa ra, giúp giá cổ phiếu thép có biến động mạnh. Nghe sơ qua có thể thấy chống phá giá sẽ là điều tốt cho nhóm thép, nhưng vỉ sao lại nhận được nhiều phản ứng trái chiều đến từ các doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ rõ khi hiểu bản chất ngành thép.

Chuỗi giá trị ngành thép

Quy trình cụ thể của nhóm thép được thể hiện qua 6 quy trình chính như hình, nhưng có một số điểm cần phải lưu ý như sau:

Có thể là đồ họa về sơ đồ tầng, bản thiết kế và văn bản

  • Nguyên vật liệu sản xuất thép chiếm khoảng 70-80% giá thành sản xuất, nguyên nhân chính đến từ việc phải nhập khẩu những nguyên liệu này. Do đó, các DN thép đa phần áp dụng chính sách hàng tồn kho để tích trữ nguyên liệu giá rẻ. Điển hình như HSG có LNG tăng vọt 494% trong quý 1 (niên độ tài chính từ t10/2023 đến 12/2023) nhờ tích trữ tồn kho. 
  • Công nghệ sản xuất thép bao gồm 3 lò chính, và mỗi đặc điểm của lò sẽ cho ra sản phẩm khác nhau. Thép thành phẩm hiện nay có thể sản xuất được là Phôi thép hoặc thép thô, với 3 công nghệ luyện gang là lò cao (BF&BOF), lò điện hồ quang (EAF) và lò cảm ứng (IF). Công nghệ luyện gang lò cao phổ biến nhất với 49% phôi thép được sản xuất trong năm 2023 là từ lò này. Đối với nhóm thép, có doanh nghiệp chuyên sản xuất thành phẩm và doanh nghiệp thương mại điển hình như sau:
  • Doanh nghiệp sản xuất: Dùng lò BOF có HPG, TIS và CBI; lò EAF có VIS và POM; Ngoài ra có gia công thành phẩm tôn mạ là HSG, NKG, GDA và DTL.
  • Doanh nghiệp thương mại: nhập khẩu thép và phân phối vào thị trường nội địa (SMC, TLH và TNA)

=>>> Nhìn vào đây có thể thấy những DN có lò sản xuất ra thép thành phẩm đều có lợi hơn trong việc tiết kiệm chi phí đầu vào, trong khi đó những DN thương mại thép hay nhập khẩu phôi để sản xuất sẽ gặp bất lợi nếu thuế tăng. Đối với sản phẩm HRC (hay còn gọi là thép cuộn cán nóng) được xem là yếu tố quyết định tiềm lực của DN. Hiện nay chỉ có mỗi HPG là DNNY có thể tự sản xuất HRC.

Bài viết liên quan: Thuế carbon tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?

Quay trở lại với câu chuyện, “Áp thuế chống bán phá giá” tại sao lại gây ra nhiều phản ứng? Tất nhiên là vì lợi nhuận

Ngày 4/7, 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép đã gửi đơn phản biện đến Bộ Công Thương trong vụ việc công ty Hòa Phát và Formosa khởi xướng đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. 2 doanh nghiệp đã gửi đơn vào ngày 19/3/2024 và sau gần 3 tháng (14/6/2024), cục phòng vệ thương mại thông báo hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác vẫn có quyền kháng cáo về vấn đề này, cụ thể họ đưa cho những như sau:

  • Nhu cầu HRC của Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 11.525.018 tấn và 11.593.973 tấn. Tuy nhiên, tổng công suất thiết kế sản xuất HRC tại Việt Nam hiện nay chỉ là 8,2 triệu tấn/năm
  • Nửa đầu năm 2024, nhu cầu HRC tại Việt Nam là 7.429.755 tấn, nguồn cung HRC nội địa là 2.131.026 tấn, chỉ đáp ứng được 29% nhu cầu HRC tại Việt Nam 

 =>>> Đánh thuế HRC trong tình trạng cung bé hơn cầu sẽ ảnh hưởng đến đa số DN phải chịu chi phí đắt đỏ khi nhập khẩu bên ngoài. 

  • Đối với 2 DN như HPG và Formosa Hà Tĩnh, việc áp thuế này giúp DN hưởng lợi khi khách hàng của họ sẽ phải trả thêm tiền để mua HRC, giúp tăng lợi nhuận so với trước đây khi mà không phải đóng khoản thuế phạt.

Vì sao lại có đề xuất về chống bán phá giá thép?

Thị trường thép lớn nhất nhì thế giới chính là Trung Quốc. Theo điều lệ, nếu có bất thường về giá bán và lượng bán nhập khẩu thì có thể kháng cáo để điều tra. Giá thép HRC từ đầu năm nay liên tục “dò đáy”, dẫn đến giá bán cho các quốc gia khác phải thấp, và giá thị trường giảm. 

Có thể là hình ảnh về văn bản

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, thép xuất khẩu từ Trung Quốc trong năm 2023 tăng 39% svck, đạt 92 triệu tấn, tương đương với giai đoạn 2014-2016 về sản lượng, khi thép xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường toàn cầu. Nếu giá thép quá rẻ, các DN sản xuất thép sẽ bị lỗ luỹ kế (Điển hình là HPG). 

Tuy nhiên, hiện tượng này không phải lần đầu xảy ra

Giá cổ phiếu của các công ty thép cũng đã tăng mạnh mẽ trong khoảng từ năm 2016 đến 2017, khi cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc diễn ra. Giá cổ phiếu NKG đã tăng 255%, cổ phiếu HSG bật tăng 115% trong vòng hơn 5 tháng kể từ khi quyết định điều tra được công bố. 

Có thể là hình ảnh về văn bản

Kể từ sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời vào tháng 9/2016, sản lượng tôn mạ nội địa toàn ngành trung bình đạt 450.000 tấn/quý, tăng 18% so với giai đoạn trước khi áp thuế. HSG là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất ngành tôn mạ đã tăng sản lượng 30% so với giai đoạn trước khi áp thuế.  (Nguồn: BSI research

Có thể là hình ảnh về văn bản

Kết luận

Nhóm thép tại Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào giá thép thế giới là Trung Quốc, cũng như phải nhập khẩu HRC để sản xuất thành phẩm, nên khi đánh thuế thì vẫn không có lợi cho DN thương mại và gia công sau cùng. Ngược lại, với DN sản xuất HRC thì sẽ gặp bất lợi khi thành phẩm HRC bán ra cứ bị phá giá. Hiện vẫn chưa có kết luận sau cùng về việc nên “áp thuế chống phá giá” hay không, nhưng đây sẽ là điểm nóng để chú tâm khi tác động trực tiếp đến cung cầu thị trường thép.

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X