Sự kiện Bangladesh là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam?

Bangladesh là một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 thế giới trong năm 2023, và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong ngành dệt may. Sự kiện bạo loạn tại Quốc gia này đã khiến cho tất cả các nhà máy ở nước này đóng cửa theo yêu cầu của Hiệp hội Các nhà sản xuất và xuất khẩu may mặc Bangladesh. Đến ngày 7/8, các cơ sở sản xuất đã được mở cửa trở lại khi cuộc bạo loạn đã được kiểm soát . Điều này khiến cho chuỗi cung ứng ngành dệt may tạm thời gián đoạn. Vậy sự kiện này sẽ có những tác động gì tới ngành dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam?

Ngành dệt may tại Bangladesh quan trọng như thế nào?

Tại Bangladesh, ngành dệt may vốn là động lực chính để vực dậy nền kinh tế nước này khi được dự báo 90% kim ngạch xuất khẩu của nước này đến từ hàng may mặc, phần lớn là chi phí sản xuất rẻ hơn 15-25% so với các quốc gia khác và không mất phí hải quan. Các nhà máy đã phải đóng cửa tổng cộng 4 ngày, cũng như hiện còn quá sớm để ước tính thiệt hại về mặt vật chất, và đồng thời các khách hàng có thể chuyển máy móc sang Ấn Độ để tiếp tục sản xuất.

Bangladesh xuất khẩu hàng may mặc với giá trị hàng tháng từ 3,5 đến 3,8 tỷ USD, chiếm thị phần cao hai chữ số tại Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Trong khi đó, Ấn Độ xuất khẩu mặt hàng này ở mức 1,3 đến 1,5 tỷ USD mỗi tháng. Nếu 10% – 11% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Bangladesh được chuyển sang các trung tâm sản xuất dệt may của Ấn Độ, như Triuppur, thì Ấn Độ có thể thu thêm từ 300 đến 400 triệu USD mỗi tháng.

Trước đó, cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt và việc Chính phủ Bangladesh cắt giảm trợ cấp khí đốt, khiến chi phí sản xuất cao hơn giá xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang chứng kiến đơn hàng giảm từ 25% đến 40% và giá xuất khẩu cũng giảm do nhu cầu toàn cầu sụt giảm. Nhập khẩu từ Tây Âu và Nga giảm mạnh, trong đó một số doanh nghiệp đã mất hết đơn hàng xuất khẩu sang Nga. 

Sự kiện Bangladesh là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam?

Tại Việt Nam, ngành dệt may có thể hưởng lợi khi năng lực sản xuất của Bangladesh giảm sút trong mùa cao điểm sản xuất hàng mùa đông. Nhiều khách hàng sẽ phải chuyển đơn hàng sang quốc gia khác để bù đắp sự thiếu hụt, niềm tin vào ngành dệt may Bangladesh giảm, và lợi thế về chi phí nhân công của Bangladesh cũng bị suy giảm do áp lực tăng lương. Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ và tay nghề cao, chính sách ưu đãi thu hút FDI, cùng cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp có tỷ trọng đơn hàng fob cao như MSH, TNG sẽ được hưởng lợi khi có khả năng đáp ứng được lượng đơn đặt hàng lớn từ Bangladesh, trong khi đó TNG hay CMT có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu với tỷ lệ đơn hàng CMT cao (Thị trường xuất khẩu cao nhất của Bangladesh).

Kết luận

Sự gián đoạn ngành dệt may ở Bangladesh do bạo loạn có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Khi sản xuất của Bangladesh giảm và nhu cầu chuyển sang thị trường khác, Việt Nam có thể thu hút thêm đơn hàng nhờ lợi thế về chi phí và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm và linh hoạt trong sản xuất để tận dụng cơ hội và đối mặt với cạnh tranh mới.

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X