Thuế carbon tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam như nào?
Xu hướng đánh thuế vào các hàng hoá nhập khẩu càng ngày càng phổ biến, trong đó có các quốc gia lớn như EU, Mỹ, … là các thị trường chủ lực của Việt Nam về xuất khẩu. Chính sách thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu lần đầu tiên được thực hiện bởi EU. Vậy điều này tác động như thế nào đối với Việt Nam?
Vì sao các quốc gia phải áp thuế carbon?
Thuế carbon được đánh vào để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ít khí thải hơn, và có nhiều quốc gia đã và đang thí điểm đánh thuế carbon, điển hình như Ấn Độ khi họ sở hữu lượng than lớn ½ toàn cầu, hay Canada tính thuế carbon là 39 đô la/tấn CO2 kể từ năm 2022. Hiện thuế carbon tại EU là khoảng 82 euro/tấn, với mục tiêu nỗ lực giảm ít nhất lượng khí thải là 55% lượng khí thải nhà kính (nguồn: trungtamwto.vn)
Ưu điểm của thuế carbon là thúc đẩy môi trường sử dụng năng lượng sạch hay nổi bật hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này thể hiện qua việc Thuỵ Điển có mức tăng trưởng nền kinh tế lên 78% khi giảm hơn 26% lượng khí thải trong vòng 27 năm. Tuy nhiên, nhược điểm của thuế carbon là tạo gánh nặng cho người dân có thu nhập thấp khi phải đóng tiền xăng, xe, thực phẩm, … nhiều hơn so với trước đây.
Tác động trước mắt là với 4 mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu sang EU
CBAM xác định 6 mặt hàng điều chỉnh ban đầu là: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, trong đó 4 mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu là thép, xi măng, nhôm, sắt thép .Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Ảnh hưởng lớn nhất đối với xuất khẩu sang EU phải kể đến nhóm thép. Lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong 6 tháng đầu năm 2024 là 26%, chiếm cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu thép. Do đó, nếu áp thuế carbon lên các doanh nghiệp xuất khẩu thép, họ sẽ gặp khó khăn khi đội chi phí cao lên. (Nguồn VSA).
Tương tự, EU chiếm 3-12% thị trường xuất khẩu nhôm Việt Nam. Nếu cường độ phát thải CO2 của ngành này giảm lại, tác động kinh tế tiêu cực từ CBAM sẽ giảm đi một chút, đồng thời tổng lượng giảm phát thải cũng sẽ tăng từ 0,2 triệu tấn CO2 đến 3,6 triệu tấn CO2 vào năm 2030.
Bài đọc liên quan: Chống phá giá thép thì sao?
Tuy nhiên, chính phủ vẫn đang tích cực về vấn đề này
Trong tương lai, thuế carbon cũng sẽ được áp dụng vào Việt Nam, đặc biệt là khi chính phủ cũng nhận thấy tín hiệu tích cực từ việc này. Theo Đề án của Bộ Tài chính trình, sẽ có một sàn giao dịch tín chỉ carbon do Sở giao dịch chứng khoán vận hành luôn thị trường này. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện các vai trò về điều tiết, quản lý và làm sao thúc đẩy cho thị trường phát triển. Khi đó các doanh nghiệp và tổ chức trong nước quốc tế cùng tham gia (Nguồn: media.chinhphu.vn) Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam: từ 2021-2024 là giai đoạn chuẩn bị, 2025-2027 là thực hiện thí điểm – thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Năm 2028 sẽ vận hành đầy đủ thị trường carbon, và khi đó, các doanh nghiệp có mặt hàng kinh doanh chịu thuế cũng đã tìm ra những phương án phù hợp cho riêng mình.
Nhìn chung, đánh thuế carbon sẽ tác động xấu đối với DN xuất khẩu các mặt hàng thải nhiều CO2, nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ có những chiến lược phù hợp khi các loại mặt hàng này có thể sử dụng phương án “tồn kho giá rẻ”. Đối với chính phủ, thuế carbon được nhìn nhận tích cực và dự triển khai thí điểm năm sau.
1 Comment