Triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2024

Nếu nhóm ngành công nghệ, bán lẻ, … đã quậy đục nước thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2024, thì các cổ phiếu ngành ngân hàng lại được kỳ vọng sẽ thu hút NĐT trong nửa cuối năm 2024. 

Tình hình kinh doanh của nhóm ngành ngân hàng

  • Tính đến ngày 25/7, đã có 6 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý II. Phần lớn các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước. Nổi bật là Techcombank (Mã TCB) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số (39%), LPBank (Mã LPB) có mức tăng trưởng 3 chữ số (241%).

Có thể là hình ảnh về văn bản

  • Lợi nhuận tăng của các ngân hàng đến từ ghi nhận sự khởi sắc của tín dụng. Dựa trên KQKD của các DNNY công bố, tổng thu nhập hoạt động trong Q1/2024 +7,6% svck, thu nhập lãi thuần +8,1% svck, thu nhập ngoài lãi +5,6% svck. Do đó, trong Q1/2024 thì tăng trưởng tín dụng ước tính chỉ ở con số khiêm tốn là 1,9%. Từ đầu tháng 4, tín dụng bắt đầu tăng tốc và đạt đến gần 6% tính đến tháng 6/2024. 

Có thể là hình ảnh về văn bản

Triển vọng ngành nghề

  • Thông tư 02 được chính thức gia hạn về việc giãn nợ đến hết năm 2024

Khi quy định được áp dụng, các TCTD sẽ giảm bớt được áp lực trích lập so với thực tế, giảm bớt áp lực nợ xấu và có thể duy trì cho vay đối với bên được cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo lộ trình: 50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024.  

Điều này sẽ gỡ khó cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp BĐS khi thị trường khó phục hồi và dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ của ngân hàng. Tính đến 30/5, tín dụng bất động sản tăng 4,61% so với cuối năm 2023, trong đó kinh doanh bất động sản tăng 10,29%, đồng thời đây cũng là ngành chiếm tổng dư cao trong nền kinh tế – đạt 21,51% (Nguồn: SBV).

  • Triển vọng nền kinh tế phục hồi sẽ gia tăng nhu cầu vốn trong tương lai

Trong Q2/2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,9%, và đây cũng là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ Q2/2022. Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tạo ra nhu cầu vốn đầu tư và tiêu dùng, điều này tạo ra cơ hội tăng trưởng cho các ngành ngân hàng.

  • Công nghệ số được các ngân hàng tăng cường đầu tư hơn

Công nghệ sinh trắc học được áp dụng khi chuyển tiền với hạn mức từ 10 triệu trở lên được xem là điểm nhấn công nghệ của các ngân hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nhất về tình trạng lừa đảo, giả danh ngân hàng để lấy tiền. Ngoài ra, các ngân hàng cũng tăng cường đầu tư cho mình những nền tảng công nghệ số bài bản, và cải tiến nhất đến với khách hàng, cập nhật giao diện dễ sử dụng. 

  • Giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các NHTM từ đầu năm 2024 dựa theo văn bản số 10167/NHNN-CSTT

 … là điều kiện thuận lợi cho các NHTM có cơ hội kích “cầu vay” một cách linh hoạt, dựa trên các chính sách kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp các ngân hàng chủ động thiết lập kinh doanh dài hạn và linh hoạt hơn,và giúp đẩy mạnh giải ngân. Đây chính đổi lớn trong chính sách điều hành của NHNN, khi trước đây room tín dụng nằm trong sự kiểm soát toàn bộ của NHNN, NHTM phải gửi đơn xem xét rồi chờ duyệt thì mới được nới room tín dụng.

Rủi ro

Nợ xấu đang có xu hướng tăng là một vấn đề cần lưu ý, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5%. Nếu tính luôn nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC… thì con số tỷ lệ nợ xấu có thể đạt khoảng 6,9%. Áp lực nợ xấu ngân hàng có thể tiếp tục tăng trong năm 2024 khi đã bị trì hoãn ghi nhận, nền kinh tế phục hồi chậm. 2 đến 3 năm là con số để các NHTM trích lập đủ dự phòng cần thiết và xóa các khoản nợ xấu.

Có thể là hình ảnh về văn bản

  • Rủi ro công nghệ, mất an ninh mạng, rò rỉ dữ liệu, tội phạm tài chính gia tăng…

Mặc dù áp dụng sinh trắc học là tốt trong việc hạn chế lừa đảo, nhưng vẫn có một số “feedback” của các khách hàng về việc sử dụng hình ảnh mà vẫn nhận diện được. Do đó, các ngân hàng cần để tâm hơn và cải thiện bảo mật sinh trắc học khi sử dụng app banking sẽ không nhận dạng mình qua hình ảnh -> tránh lừa đảo lấy hình và truy cập được thông tin. 

  • Đến khi Thông tư 02 hết hiệu lực, các ngân hàng buộc phải bung nợ xấu

Thông tư 02 hiện được gia hạn cho đến hết năm 2024 nhằm giúp các ngân hàng có thêm thời gian xử lý nợ xấu và giảm áp lực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là biện pháp tạm thời, che giấu thực trạng nợ xấu. Khi thông tư hết hiệu lực, nợ xấu có thể tăng mạnh vì các ngân hàng buộc phải tung nợ xấu của mình, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây cú sốc cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. 

  • Rủi ro khác

Tăng trưởng kinh tế chậm lại, các DN BĐS vẫn chưa thoát khỏi khó khăn trong kinh doanh và trả nợ cho NH.

 

Ngành ngân hàng được xem như là “xương sống của nền kinh tế”. Do đó, kỳ vọng các chính sách,  sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, công nghệ số được nâng cao sẽ là những điểm nhấn đầu tư, đánh giá tích cực trong thời gian sắp tới

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X