Triển vọng ngành xuất khẩu cá tra nửa cuối năm 2024

Xuất khẩu cá tra là một trong những ngành xuất khẩu nổi bật của Việt Nam, khi cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU và Nhật Bản, vốn là các thị trường truyền thống và khắt khe về ATTP và các quy định kỹ thuật. Vậy triển vọng của ngành này đến cuối năm 2024 là gì? Hãy cùng tìm hiểu sơ bộ tình hình ngành trong những tháng đầu năm 2024.

Tình hình kinh doanh của ngành

  • Xu hướng tăng dần đối với kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024, điều này nhờ nhu cầu hồi phục của một số thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, và EU.
  • Cá tra là 1 trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực khi chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. 
  • Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam T5/2024 đạt 167 triệu USD (+5% svck). Lượng xuất khẩu cá tra tháng 5 đạt 80.000 tấn, và đây là mức cao nhất kể từ 2022. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD đến cuối năm 2024 (Nguồn: Vasep)

Triển vọng kinh doanh của ngành

Kỳ vọng ngành xuất khẩu cá tra phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2024 được cải thiện đáng kể nhờ những luận điểm sau:

Mỹ là điểm sáng trong thị trường

Mỹ có động thái tích cực khi tăng cường nhập khẩu cá tra chế biến sâu đến từ Việt Nam. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong tháng 1/2024 đạt 295 nghìn USD (+1800% svck). Điểm đáng chú ý là xuất khẩu cá tra chế biến sang Mỹ đạt hơn 300 nghìn USD trong tháng 4/2024, tăng 67 nghìn lần svck, khi 5 USD là giá trị xuất khẩu đạt được trong tháng 4/2023. 

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá thịt trắng, đặc biệt là cá tra từ Việt Nam đang tăng tại Mỹ. Cũng trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia và giới thiệu các sản phẩm cá tra Việt nam tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. Và đây cũng chính là ưu điểm của cá tra Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì gánh nặng về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được giảm đi. Kỳ vọng cơ hội tiếp cận thị trường cao hơn khi các biện pháp siết chặt nhập khẩu thủy sản từ Nga của Mỹ và EU.

Nhu cầu tiêu dùng kỳ vọng được thúc đẩy khi lạm phát tại các thị trường lớn được kiểm soát, đặc biệt vào thời điểm cuối năm tập trung nhiều các dịp lễ, Tết. 

Nếu lạm phát được kiểm soát, các quốc gia sẽ có xu hướng chi tiêu mua sắm nhiều hơn. Điều này sẽ mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho các doanh nghiệp.

Rủi ro tiềm ẩn

Khủng hoảng biển Đỏ sẽ làm giá cước tăng cao

Xuất khẩu của châu Á bị ảnh hưởng bởi tình hình Biển đỏ vì khu vực này đóng vai trò là nhà xuất khẩu lớn trên toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh, dẫn đến chi phí vận hành sẽ tăng lên. Ngoài ra, việc gián đoạn cung cầu cũng sẽ gây khó khăn cho ngành cá tra nếu đánh vào xuất khẩu cá tươi.

Tắc nghẽn nguồn nguyên liệu

Hiện ngành thủy sản đang đối mặt với tình hình thiếu hụt nguồn nguyên liệu: cả nuôi trồng lẫn đánh bắt tự nhiên. Bên cạnh đó, các quy định mới liên quan đến khai thác đang khiến nút thắt này thêm tắc nghẽn. Các nghị định, quyết định chồng chéo nhau, khó hiểu như Nghị định 37/2024/NĐ-CP và quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT.

Kết luận 

Vốn là loài cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, cá tra hiện nay càng được nhiều người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích. Một phần trong đó là vì sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến, phần khác là giá cả rất phù hợp và phải chăng với mọi phân khúc tiêu thụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn, khiến doanh nghiệp kinh doanh cá tra gặp khó khăn. Kỳ vọng cuối năm cá tra sẽ được đón nhận nhiều hơn trên các thị trường lớn.

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

X